Sương Nguyệt Anh – Tiểu sử nữ Tổng biên tập đầu tiên của Việt Nam được Google vinh danh

Sương Nguyệt Anh là ai? Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trong những ngày đầu của tháng 2/2023, bởi nữ tổng biên tập đầu tiên của báo chí Việt Nam đã được Google Doodle vinh danh. Dù sở hữu trí tuệ thông minh và tài giỏi nhưng cuộc đời của Nguyệt Anh khiến nhiều người phải khâm phục và tỏ lòng tiếc thương. Hãy cùng Người Nổi Tiếng 24h cập nhật thông tin về người phụ nữ đặc biệt này.

I. Tiểu sử lý lịch Sương Nguyệt Anh

1. Sương Nguyệt Anh là ai?

Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê, bà là một nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn.

Sương Nguyệt Anh là ai

Bút hiệu Sương Nguyệt Anh được nhiều người nói có nghĩa là “Góa phụ Nguyệt Anh”. Tuy tên là Nguyễn Thị Ngọc Khuê nhưng tên trên bia mộ của nữ nhà thơ của vùng đất Bến Tre này là Nguyễn Ngọc Khuê, tự Nguyệt Anh. Ngoài ra bà còn có bút hiệu khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh.

>>>Xem thêm:

2. Sương Nguyệt Anh sinh năm bao nhiêu?

Sương Nguyệt Anh sinh ngày 01/02/1864 – Mất ngày 09/01/1922.

3. Sương Nguyệt Anh quê ở đâu?

Nhà thơ Sương Nguyệt Anh sinh tại làng An Bình Đông, nay là xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Bà là con thứ 4 trong gia đình cho nên trong gia tộc thường gọi bà là Năm Hạnh.

4. Sương Nguyệt Anh làm gì?

Sương Nguyệt Anh bắt đầu với công việc chính là chủ biên của tờ báo “Nữ giới chung” chuyên viết các đề tài như xã thuyết, văn nghệ, gia chánh, học nghề, tuy nhiên đặc biệt hơn đây là tờ báo đều cao giá trị của người phụ nữ.

Sương Nguyệt Anh làm gì

Ngoài ra bà còn là một nhà thơ, bà Nguyệt Anh thường sáng tác các thể thơ lục bát, thơ nôm, thơ chữ Hán.

5. Sương Nguyệt Anh con ai?

Sương Nguyệt Anh là con gái của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, mẹ là bà Lê Thị Điền, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Bà Nguyệt Anh cùng với người chị là Nguyễn Thị Xuyến được cha là Nguyễn Đình Chiểu truyền dạy cả chữ Hán và chữ Nôm nên cả hai người đều rất giỏi văn chương. Đến năm 1888 thì cha của bà mất, lúc đấy bà Nguyệt Anh mới 24 tuổi.

II. Tiểu sử sự nghiệp Sương Nguyệt Anh

1. Tiểu sử sự nghiệp Sương Nguyệt Anh

Thủa nhỏ bà được cha là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu truyền dạy chữ Nôm và chữ Hán, nhờ thế ngày từ nhỏ bà đã thấm nhuần tư tưởng yêu nước cùng ngòi bút sắc sảo của mình được rèn giữa ngay từ bé. Bà Nguyệt Anh cùng chị gái được người dân trong vùng xem là hai người con gái hội tụ đủ tài và sắc.

tiểu sử sự nghiệp sương nguyệt anh

Năm 1888, sau khi cha của bà mất, Tri phủ Ba Tường đến hỏi bà làm vợ không được, nên mang lòng oán hận, đang tìm cách hãm hại. Chính vì thế bà và gia đình người anh trai chuyển sang Cái Nứa ở Mỹ Tho rồi về Rạch Miễu sinh sống. Ở đây, bà kết duyên với một phó tổng sở tại, góa vợ tên Nguyễn Công Tính và hạ sinh được người con gái tên là Nguyễn Thị Vinh, khi Nguyễn Thị Vinh được 2 tuổi thì chồng bà cũng mất vì bệnh tật.

Kể từ đó bà Nguyệt Anh ở vậy nuôi con, dạy chữ cho trẻ em trong vùng để kiếm tiền sinh sống, cũng kể từ đây trước bút hiệu à Nguyệt Anh bà thêm chữ “Sương” nghĩa là “Góa phụ Nguyệt Anh”.

Năm 1917, Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ ái quốc cụ thể là viên Tổng lý báo chí Nam Kỳ là Trần Văn Chim mời làm chủ bút tờ Nữ giới chung với chủ trương của tờ báo là nâng cao dân trí, đề cao giá trị của người phụ nữ trong xã hội, Trụ sở tòa soạn đặt tại số nhà 155 đường Taberd, Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM). Có thể nói đây là tờ báo đầu tiên có phụ nữ là chủ biên và cũng là tờ báo đầu tiên truyền bá tư tưởng cởi mở, đề cao vai trò của người phụ nữ.

Sự nghiệp Sương Nguyệt Anh

Năm 1918, tờ báo bị người Pháp để ý tới và buộc đình bảng, ngừng xuất bản và số phận tờ báo này cũng chấm dứt khi mới hoạt động được 1 năm với 22 số báo. Cũng trong năm này người con gái của bà cũng mất sau khi sinh nở.

Cũng từ đây bà Nguyệt Anh bắt đầu lâm bệnh, chứng bệnh của bà là mắt bị mù dần, sức khỏe ngày càng yếu đi. Sau đó thì bà dẫn cháu ngoại trở về Mỹ Chánh Hoà (Ba Tri), nương náu nơi nhà người em út tên là Nguyễn Đình Chiêm để chạy chữa, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, đôi mắt bà bị mù loà hẳn. Từ đó bà chuyên tâm dạy học và bốc thuốc chữa bệnh nuôi cháu ngoại.

Ngày 09/01/1922, nhà thơ Nguyệt Anh trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 58. Bà được an táng trong khuôn viện lăng mộ của song thân bà là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và mẹ là bà Lê Thị Điền tại ấp 6, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

2. Những tác phẩm Sương Nguyệt Anh

Những tác phẩm của Nguyệt Anh được người đời sau sưu tầm lại, một số tác phẩm thơ như Ức sự, Chinh Phụ thi, Vịnh ni cô, Thưởng bạch mai,… Bên cạnh đó có một số bài về như Vè tiểu yêu, Vè đánh đề…

Ngoài một số tác phẩm được chuyển thể sang thơ lục bát từ thơ của Trung Quốc thì bàn còn một số tác phẩm viết bằng chữ hán, chữ nôm. Một số bài thơ đối đáp của bà được người dân ca tụng thì những bài thơ thể hiện yêu nước cũng được bà thể hiện.

Với tất cả tài năng và tâm huyết, Sương Nguyệt Anh đã để lại dấu ấn trong lòng người dân Việt và bạn bè quốc tế là một nữ tổng biên tập đầu tiên của Việt Nam, là một nhà thơ mạnh mẽ, hài hước qua các câu thơ đối đáp, giàu lòng yêu nước, ngôn từ cởi mở và hiện đại. Với những thông tin tin nóng về nhà thơ Sương Nguyệt Anh được Người Nổi Tiếng cập nhật, hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *