Phan Văn Giang – Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng nước CHXHCN Việt Nam, Tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV, đồng chí Phan Văn Giang đã được phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Người Nổi Tiếng 24h trân trọng giới thiệu tiểu sử đồng chí Phan Văn Giang.

I. Tiểu sử đồng chí Phan Văn Giang

1. Ông Phan Văn Giang là ai?

Phan Văn Giang là một tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, là một chính trị gia, hiện nay ông giữ quân hàm Đại tướng. Ông Phan Văn Giang hiện là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.

Ông Phan Văn Giang là ai

2. Ông Phan Văn Giang sinh năm bao nhiêu?

Nhiều người sẽ băn khoăn một tướng lĩnh tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam ông Phan Văn Giang sinh năm nào? Tuổi gì? Mệnh gì?

Ông Phan Văn Giang sinh ngày 14 tháng 10 năm 1960, tuổi Canh Tý, mệnh Thổ.

Phan Văn Giang sinh năm bao nhiêu

3. Ông Phan Văn Giang quê ở đâu?

Ông Phan Văn Giang quê ở xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Quê ông phan văn giang

4. Xuất thân gia đình ông Phan Văn Giang

Đối với một tướng lĩnh cao cấp trong ngành lực lượng vũ trang việc tối đa bí mật đối với gia đình họ là việc cần thiết để người được giao trọng trách yên tâm công tác. Nhưng theo công bố của cổng thông tin điện tử chính phủ thì thành phần gia đình ông Phan Văn Giang là Công Nhân.

Hiện nay với những thông tin được công bố thì gia đình gồm vợ ông Phan Văn Giang là ai? Con ông Phan Văn Giang là ai? Hay Ông Phan Giang con rể ai thì chưa được công bố.

Gia đình vợ con ông phan văn giang

II. Tiểu sử sự nghiệp Ông Phan Văn Giang

1. Giáo dục, học vấn ông Phan Văn Giang

Trước khi tham gia nhập ngũ thì ông Phan Văn Giang tốt nghiệp bậc THPT.

Sau khi ông nhập ngũ và chiến đấu ở Cao Bằng thì ông được cấp trên cho đi ôn văn hóa để thi vào Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp.

Ông còn được đào tạo về Hậu Cần, Lục Quân tại trường sỹ quan Lục Quân 1. Ông cũng được đào tạo tại Học viện quốc phòng để trở thành sĩ quan chỉ huy cấp chiến dịch và chiến lược.

giáo dục, học vấn ông phan văn giang

Những học hàm, học vị mà ông được đào tạo:

+ Học hàm, học vị: Tiến sĩ Khoa học Quân sự.

+ Lý luận chính trị: Cao cấp.

+ Ngoại ngữ: Tiếng Anh (Bằng C).

2. Tiểu sử sự nghiệp ông Phan Văn Giang

Tháng 8/1978, Ông Phan Văn Giang bắt đầu sự nghiệp binh nghiệp khi ông nhập ngũ và trở thành binh nhì, binh nhất là chiến sĩ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 677, Sư đoàn 346 (Chiến đấu tại tỉnh Cao Bằng).

Tháng 2/1979, ông chiến đấu ở điểm cao 893 bản Pát, thuộc xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra.

Tháng 11/1979, ông được cấp trên cho đi ôn văn hóa để thi vào Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp. Đến tháng 8/1980 ông tham gia học tại trường sỹ quan Tăng – Thiết giáp.

Tháng 12/1982, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu sử sự nghiệp bộ trưởng quốc phòng phan văn giang

Tháng 9/1983, ông Giang tốt nghiệp Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp và Phan Văn Giang được phong cấp quân hàm Trung úy. Sau khi tốt nghiệp ông Phan Văn Giang được điều về làm Trung đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1037, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Tháng 10/1984, ông trở thành Đại đội phó Kỹ thuật Đại đội 1, Tiểu đoàn 1037, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Tháng 6/1985, ông được thăng quân hàm từ Trung úy lên Thượng úy.

Tháng 5/1986, ông Giang được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Chi bộ, Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 1037, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Tháng 6/1988, ông được thăng quân hàm từ Thượng úy lên Đại úy.

Tháng 4/1989, ông Phan Văn Giang được bổ nhiệm giữ chức Đảng ủy viên Tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 1037.

Tháng 4/1989 – 8/1990, ông được bổ nhiệm giữ chức Đảng ủy viên Tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 1037.

Tháng 9/1990 – 9/1993 ông Giang được thăng quân hàm từ Đại Úy lên Thiếu Tá, thời điểm này ông là học viên đào tạo Học viện Lục quân.

Tháng 10/1993 – 3/1996: Ông mang quân hàm Thiếu tá, Trợ lý Phòng Tham mưu, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Tháng 4/1996 – 8/1997, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Tháng 8/1997, ông được thăng quân hàm từ Thiếu tá lên Trung tá.

Tiểu sử sự nghiệp phan văn giang

Từ tháng 9/1997 – 11/1999, ông trở thành Đảng ủy viên Trung đoàn, Phó Trung đoàn trưởng – Tham mưu trưởng Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Cũng trong khoảng thời gian này ông Phan Văn Giang là Học viên đào tạo Đại học đại cương, Học viện Hậu cần từ tháng 10/1998 đến tháng 6/1999.

Từ tháng 12/1999 – 7/2001, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Từ tháng 8/2001 – 5/2003, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Trong khoảng thời gian này ông Phan Văn Giang được thăng quân hàm từ Trung tá lên Thượng tá vào tháng 9/2001, ông còn là Học viên đào tạo Sư đoàn trưởng, học viện Lục quân từ tháng 9/2001-7/2002.

Từ tháng 6/2003 – 10/2003, ông trở thành Đảng ủy viên Sư đoàn, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Từ tháng 11/2003 – 7/2008, Ông là Phó Bí thư Đảng ủy Sư đoàn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, Ông được thăng quan hàm từ Thượng tá lên Đại tá vào tháng 9/2005. Đồng thời ông là học viên Lớp đào tạo Chiến dịch – Chiến lược, Học viện Quốc phòng từ tháng 9/2006 – 8/2007.

Từ tháng 8/2008 – 01/2009, ông được bổ nhiệm làm Đảng ủy viên Quân đoàn, Phó Tư lệnh về Quân sự Quân đoàn 1.

Từ tháng 02/2009 – 5/2010, ông là Đảng ủy viên Quân đoàn, Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân đoàn 1. Từ tháng 6 năm 2010 ông giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Quân đoàn, Tư lệnh Quân đoàn 1.

Tháng 8/2010 – 9/2011, ông được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng. Là phó bí thư đảng ủy quân đoàn 1 và đồng thời là Nghiên cứu sinh, Học viện Quốc phòng thời gian từ tháng 9/2007 – 12/2011.

Tháng 10/2011, Ông Giang được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông giữ chức vụ này đến tháng 2/2014. Cũng trong thời gian này ông được thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng vào tháng 9/2013.

Từ tháng 3/2014 – 3/2016, Ông Giang là Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1 thay ông Bế Xuân Trường. Cũng trong thời gian này ông Phan Văn Giang là học viên dự nguồn cán bộ cao cấp Khóa 4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh gia đoạn tháng 02 – 06/2014.

Tháng 4/2016, tại Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 12/4/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm ông Phan Văn Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Từ tháng 5/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định số 955/QĐ-CTN bổ nhiệm Phan Văn Giang giữ chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thay ông Đỗ Bá Tỵ, ông cũng đồng thời là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/2017, ông Phan Văn Giang được thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII. Ông được bầu vào Bộ Chính trị.

Ngày 08/4/2021: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Tháng 7/2021, Ông Phan Văn Giang được phong hàm Đại tướng.

Phan Văn Giang phong hàm Đại tướng

Ngày 28/07/2021, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV phê chuẩn, được Chủ tịch nước bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Chính phủ Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Ông Phan Văn Giang làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng kế nhiệm ông Ngô Xuân Lịch. Cũng trong thời điểm này ông Phan Văn Giang và Ngô Xuân Lịch ký kết bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

Ngày 25/08/2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ông Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Trưởng Tiểu ban An sinh xã hội.

Hiện nay ông Phan Văn Giang và Lương Cường là hai đại tướng của quân đội nhân dân Việt Nam, Ông Lương Cường là đại tướng, chủ nhiệm tổng cục chính trị. Cả hai ông Phan Văn Giang và Lương Cường đều tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía bắc. Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là thượng tướng Nguyễn Tân Cương.

III. Khen thưởng và dấu ấn ông Phan Văn Giang

1. Khen thưởng ông Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

Khen thưởng:

+ Huân chương Quân công hạng Nhất.

+ Huân chương Chiến công hạng Nhất.

+ 02 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.

+ Huân chương hữu nghị hạng Mo-ha-sê-rây-vót (Nhà nước Campuchia tặng).

+ Huân chương It-sa-na (Nhà nước Lào tặng).

+ Huy chương Quân kỳ quyết thắng.

+ Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.

Khen thưởng ông Phan Văn Giang

2. Dấu ấn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang

Ông Phan Văn Giang là một tướng lĩnh tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam, ông là một nhà quân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm khi trải qua nhiều cấp độ chiến đấu, đào tạo và lãnh đạo trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng nhiệm kỳ 2021- – 2026 luôn chủ động kết nối, hơp tác với nhiều quốc gia lên lĩnh vực quân sự để trao đổi nâng cao năng lực quân đội, kỹ thuật chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Tăng cường hợp tác thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp như Việt Nam – Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…

Những dấu ấn của ông Phan Văn Giang

Ông Giang đã để lại dấu ấn tốt đẹp cùng với quân đội tham gia chống dịch Covid-19, quân đội cùng phối hợp với các đơn vị ban ngành khác đảm bảo an sinh xã hội, đời sống nhân dân để phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Với những thông tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Đại tướng Phan Văn Giang được Người Nổi Tiếng 24h cập nhật. Hi vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc. Bạn đọc có thể xem thêm tiểu sử của những chính trị gia khác tại đây: Chính Trị Gia

Xem thêm: 
Đại tướng Tô Lâm – Tiểu sử bộ trưởng Bộ công an

Tiểu sử ông Vương Đình Huệ – Chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Tiểu sử Phạm Bình Minh – Phó thủ tướng chính phủ CHXHCN Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *