Nguyễn Xuân Phúc – Tiểu sử chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đầy đủ, mới nhất

Nguyễn Xuân Phúc là chủ tịch thứ 10 của nước CHXHCN Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Phúc kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng. Người Nổi Tiếng 24h cập nhật tiểu sử ông Nguyễn Xuân Phúc đầy đủ và mới nhất gửi đến bạn đọc.

I. Tiểu sử chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

1. Ông Nguyễn Xuân Phúc là ai?

ông nguyễn xuân phúc là ai

Khi nói về tiểu sử ông Nguyễn Xuân Phúc, hẳn các bạn sẽ quan tâm đầu tiên ông Nguyễn Xuân Phúc là ai đúng không?

Ông Nguyễn Xuân Phúc tên ở quê gọi là Bảy. Ông Nguyễn Xuân Phúc là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch nước thứ 10 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – một trong những chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị nhà nước Việt Nam. Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV, đại biểu quốc hội thành phố Hải Phòng. Ông Nguyễn Xuân Phúc từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam.

2. Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm bao nhiêu, năm nay bao nhiêu tuổi?

Nguyễn xuân phúc sinh năm bao nhiêu

Nói đến tiểu sử ông Nguyễn Xuân Phúc nhiều người sẽ quan tâm ông sinh năm bao nhiêu? năm nay bao nhiêu tuổi hay là ông được bầu làm chủ tịch nước năm bao nhiêu tuổi? Thì sau đây là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất:

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954, năm Giáp Ngọ, mệnh Kim. Ông được bầu làm chủ tịch nước năm 67 tuổi.

3. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc quê ở đâu?

Nguyễn Xuân Phúc quê ở đâu

Ông Nguyễn Xuân Phúc quê ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông được gọi theo thông lệ miền Nam là Bảy do là người con thứ bảy và là con út trong gia đình.

Ông hiện cư trú ở Nhà công vụ số 11 Chùa Một Cột, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

4. Tiểu sử Gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc gồm những ai?

Ông Nguyễn Xuân Phúc là có cha là cụ Nguyễn Hiền, sinh năm 1918, cha của ông hoạt động cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1954, tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneve.

Ông Nguyễn Xuân Phúc ở lại quê hương cùng mẹ và các anh chị. Hồi nhỏ ông theo học ở trường làng. Mẹ và các anh chị của ông hoạt động bí mật cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một người chị của ông bị quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa giết trong trận đánh năm 1965. Năm 1966, mẹ ông cũng bị giết. Ông sống cùng người chị gái tại quê nhà một thời gian, sau đó năm 1967 ông được những người đồng chí của cha mẹ ông bí mật đưa ra Bắc học theo chế độ của học sinh miền Nam.

Vợ ông Nguyễn Xuân Phúc là bà Trần Thị Nguyệt Thu. Con gái ông Nguyễn Xuân Phúc là Nguyễn Thị Xuân Trang, con rể là Vũ Chí Hùng và con trai ông Nguyễn Xuân Phúc là Nguyễn Xuân Hiếu. Trong đó con rể ông là Ông Vũ Chí Hùng hiện là Phó Tổng cục trưởng Cục thuế, Bộ Tài Chính Việt Nam.

Anh trai ông Nguyễn Xuân phúc là Nguyễn Quốc Dũng, sinh năm 1947, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng. Chị gái ông Nguyễn Xuân Phúc có tên là Nguyễn Thị Thuyền (em kế ông Nguyễn Quốc Dũng sinh năm 1952) và một chị gái đầu đi du kích bị lính Mỹ bắn chết.

II. Tiểu sử sự nghiệp ông Nguyễn Xuân Phúc

1. Tóm tắt quá trình học vấn của ông Nguyễn Xuân Phúc

sự nghiệp ông nguyễn xuân phúc

Trình độ đào tạo:

– Giáo dục phổ thông: 10/10

– Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế

– Lý luận chính trị: Cao cấp

– Ngoại ngữ: Tiếng Anh; Tiếng Nga

Ông Nguyễn Xuân Phúc theo học cấp 2 ở trường phổ thông cơ sở ở quê nhà Quảng Nam, Đà Nẵng.

Những năm 1966 – 1968, ông được Đảng đưa lên chiến khu cách mạng ở miền Bắc để đào tạo.

Đồng thời những năm 1968 – 1972 ông Nguyễn Xuân Phúc là Bí thư Đoàn trường cấp III, Năm 1972 ông tốt nghiệp phổ thông 10/10.

2. Tóm tắt quá trinh công tác ông Nguyễn Xuân Phúc

Quá trình công tác ông nguyễn xuân phúc

– Từ năm 1973 – 1977:

Nguyễn Xuân Phúc là sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân.

– Từ năm 1978 – 1979:

Sau khi tốt nghiệp ông trở về quê nhà và được giao nhiệm vụ ở tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông là cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

– Từ năm 1979 – 1993:

Thời điểm này ông được bầu làm Chuyên viên, Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng nơi quê nhà của ông. Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy Khối dân chính đảng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng khoá I và II, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau đó Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia.

– Từ năm 1993 – 1996:

Ông Nguyễn Xuân Phúc được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng; Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng khoá 15, 16. Sau đó ông học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

– Từ năm 1997 – 2001:

Ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khoá 17, 18, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam; kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá 6.

– Từ năm 2001 – 2004:

Ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 18, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khóa 6, kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam. Đại biểu Quốc hội khoá XI, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khoá XI. Thời gian này, ông bắt đầu lãnh đạo lĩnh vực hành pháp quê nhà Quảng Nam, thực thi pháp luật, phát triển tỉnh.

– Từ năm 2004 – 2006:

Ông tiếp tục giữ cương vị là phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 19, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khóa 7, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá 7. Đại biểu Quốc hội khoá XI, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khòa VII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khoá XI.

– Từ tháng 3/2006 – 5/2006:

Thủ tướng Phan Văn Khải bổ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

– Từ tháng 6/2006 – 8/2007:

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khoá XI

– Từ tháng 8/2007 – 01/2011:

Từ năm 2007 ông được quốc hội phê chuẩn là Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

– Từ tháng 01/2011 – 7/2011:

Ông Nguyễn Xuân Phúc là ủy viên Bộ Chính trị khoá XI; Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

– Từ tháng 8/2011 – 01/2016:

Ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội phê chuẩn là ủy viên Bộ Chính trị khoá XI; Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt-Lào; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

Đồng thời là trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia.

Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992; Tổ trưởng Tổ Kinh tế của Tiểu ban Kinh tế – Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII… Tham dự Chương trình Lãnh đạo Quản lý cấp cao Việt Nam tại Đại học Harvard.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại vào Bộ Chính trị.

– Từ tháng 01/2016 – 4/2016:

Ông Nguyễn Xuân Phúc làm ủy viên Bộ Chính trị khoá XII; Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục giữ các chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban chỉ đạo liên ngành nêu trên.

Ông cùng xử lý trực tiếp các nhiệm vụ, trọng trách của Chính phủ Việt Nam cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng chuyển giao vị trí thời điểm khác nhau như Hoàng Trung Hải (2011 – 2016), Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh (2011 – 2016), Trương Hòa Bình (từ 2016), Phạm Bình Minh (từ 2013), Vương Đình Huệ (2016 – 2020), Vũ Đức Đam (từ 2013), Trịnh Đình Dũng (từ 2016)

– Từ tháng 4/2016 – 7/2016:

Tại Hội nghị lần thứ 14 năm 2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nguyễn Xuân Phúc được đề cử là một trong các ứng viên cho chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ông Nguyễn Xuân Phúc là ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông – Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực… Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

– Ngày 07/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII Quốc hội phê duyệt ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII với số phiếu tán thành là 446 phiếu, chiếm 90% đại biểu.

– Ngày 26/7/2016, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ba trợ lý là Đỗ Ngọc Huỳnh, Bùi Huy Hùng, Cao Xuân Thành và hai Thư ký Thủ tướng là Cấn Đình Tài và Nguyễn Hoàng Anh.

– Từ  tháng 7/2016 – 4/2021:

Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông – Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; Trưởng Ban chỉ đạo về an toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng Tiểu ban Kinh tế – Xã hội chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại vào Bộ Chính trị khóa XIII.

– Từ tháng 05/04/2021:

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Chức vụ, khen thưởng nổi bật ông Nguyễn Xuân Phúc

cách chúc vụ và khen thưởng ông Nguyễn Xuân Phúc

Khen thưởng:

– Các Huân chương Lao động hạng Ba năm 2001, hạng Nhì năm 2005, hạng Nhất năm 2009;

– Huân chương Chiến công hạng Ba năm 2003;

– Huân chương Vàng Quốc gia của Nhà nước CHDCND Lào năm 2017

– Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2000 và 2010

Chức vụ:

– Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII, XIII

– Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII

– Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV

– Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 05/04/2021)

4. Những dấu ấn của ông Nguyễn Xuân Phúc trong quá trình công tác

NHững dấu ấn của ông Nguyễn Xuân Phúc

Khi đang còn làm ở địa phương là tỉnh Quảng Nam ông Nguyễn Xuân Phúc có đóng góp to lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh.

Khi ông được điều chuyển làm việc tại trung ương ông Nguyễn Xuân Phúc được biết đến với nhiều thành tựu to lớn đóng góp cho đất nước cả kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.

Trong nhiệm kỳ của mình ông có những chủ trương mới như: Chính phủ kiến tạo, thành lập tổ tư vấn kinh tế cho thủ tướng.

Trong giai đoạn dịch bện Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc ông Nguyễn Xuân Phúc đã ra những chính sách chống dịch được đặt ra và kiên quyết thực hiện. Với những chính sách quyết đoán, hiệu quả đã khống chế thành công được dịch Covid-19.

Thủ tướng cũng ban hành các chính sách hỗ trợ người dân, chia sẻ một phần khó khăn kinh tế do dịch bệnh bằng cách rải ngân hỗ trợ người dân.

Trong năm 2020 thiên tai xảy ra ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng cùng bộ máy của nhà nước đã chỉ huy phương án đối phó thiên tai, giúp miền Trung vượt qua khó khăn, phân công cho các cơ quan Nhà nước, Trung ương, địa phương trực tiếp ứng phó, với phương châm: đoàn kết cả nước cùng hướng về miền Trung.

Với nhưng thông tin tiểu sử ông Nguyễn Xuân Phúc  nhà chính trị Việt Nam được người nổi tiếng 24h cập nhật đầy đủ và mới nhất, hi vọng mang lại nhiều giá trị kiến thức cho độc giả.

Xem thêm:

Tiểu sử ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Ngân – Tiểu sử nữ chủ tịch quốc hội đầu tiên nước CHXHCN Việt Nam

 

 

One thought on “Nguyễn Xuân Phúc – Tiểu sử chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đầy đủ, mới nhất

  1. Pingback: Tiểu sử ông Phạm Minh Chính, cập nhật đầy đủ, mới nhất...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *