Phạm Minh Chính là thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ông xuất thân từ cán bộ ngành Công An. Người nổi tiếng cập nhật dầy đủ và mới nhất về tiểu sử Thủ tướng Phạm Minh Chính.
I. Tiểu sử lý lịch thủ tướng Phạm Minh Chính
1. Ông Phạm Minh Chính là ai?
Phạm Minh Chính là một lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước, tướng lĩnh Công an nhân dân và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, nguyên là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh; Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo.
Phạm Minh Chính là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học hàm Phó Giáo sư, học vị Kỹ sư Xây dựng, Tiến sĩ Luật, Cao cấp lý luận chính trị, cấp hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011, khóa XI, XII, XIII.
Trong sự nghiệp của mình, ông đã trải qua nhiều vị trí công tác, xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động từ ngoại giao xã hội chủ nghĩa, công an nhân dân, giáo dục luật học, tham gia phương diện chính trị địa phương cho đến trung ương trước khi trở thành lãnh đạo hành pháp của Chính phủ Việt Nam của thời kỳ mới.
2. Ông Phạm Minh Chính sinh năm bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi?
Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958. Ông được bầu làm thủ tướng chỉnh phủ năm 63 tuổi.
3. Thủ tướng Phạm Minh Chính quê ở đâu?
Thủ tướng Phạm Minh Chính quê ở xóm Hoa Trường, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình tám anh chị em.
Gia đình ông là một gia đình đan xen giữa công chức và nông dân.
4. Gia đình ông Phạm Minh Chính
Ông Phạm Minh Chính sinh ra trong một gia đình có 8 anh chị em, Cha ông là một cán bộ, công chức địa phương, mẹ làm ruộng. Năm 1963, ông theo gia đình về xây dựng Vùng Kinh tế mới tại thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hiện tại công tác và sinh sống tại thủ đô Hà Nội, vợ chồng ông có hai con, một con gái và một con trai. Em trai ông Chính là Phạm Trí Thức, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV. Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIII, XIV. Em gái ông là Phạm Thị Thanh, Vụ trưởng Vụ Nội chính, Văn phòng Chính phủ.
>>>Bài viết nhiều người đọc: Tiểu sử Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – Một trong ba người đầu tiên đứng đầu song song Đảng và nhà nước
II. Tiểu sử sự nghiệp ông Phạm Minh Chính
1. Học vấn ông Phạm Minh Chính
Quá trình học tập
Ông Phạm Minh Chính học cấp 3 ở Trường Phổ thông Cấp 3 Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1975 ông tốt nghiệp bậc trung học. sau đó ông theo học dự bị Ngoại ngữ tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Năm 1976, ông được cử làm lưu học sinh tại Bucharest, România, trong thời kỳ nước Đông Âu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa România, chuyên ngành xây dựng.
Năm 1984, ông tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng. Năm 2000, ông Phạm Minh Chính bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Luật, trở thành Tiến sĩ Luật.
Ngày 09 tháng 03 năm 2010, được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Luật.
Học hàm học vị ông Phạm Minh Chính
Giáo dục phổ thông: 10/10
Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép; Luật
Học hàm, học vị: Tiến sỹ Luật học, Phó Giáo sư Ngành Khoa học An ninh.
Lý luận chính trị: Cao cấp.
Ngoại ngữ: Tiếng Rumani.
2. Sự nghiệp, quá trình công tác ông Phạm Minh Chính
Khi nhắc đến tiểu sử ông Phạm Minh Chính thì chúng ta không thể không nói đến sự nghiệp thành công của ông.
Ngày vào Đảng: 25/12/1986.
Tháng 9/1977 – 9/1984: Ông Chính Học Đại học Ngoại ngữ Hà Nội sau đó học tại Đại học Xây dựng Bucarest – Rumani.
Năm 1984, Phạm Minh Chính tốt nghiệp đại học ở România, trở về nước, bắt đầu sự nghiệp của mình. Tại đây Ông được phân công làm Nghiên cứu viên Khoa học tại Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ.
Từ 01/1985 – 08/1987: Ông là cán bộ tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Từ 7/1985 – 9/1985: Ông được đào tạo nghiệp vụ ngoại giao tại Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) – Bộ Ngoại giao
Từ 9/1986 – 7/1987: Ông được đào tạo nghiệp vụ tại Trường Tình báo (nay là Học viện Quốc tế) – Bộ Công an.
Từ 8/1987 – 01/1989: Ông Chính là cán bộ tình báo Cụm Tình báo phía Nam, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công An.
Từ 01/1989 – 01/1990: Ông là cán bộ tình báo Cục Tình báo phía Nam thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
Từ 01/1990 – 3/1991:Ông Phạm Minh Chính là cán bộ tình báo, Cục Âu Mỹ thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
Từ 3/1991 – 11/1994: Cán bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani.
Từ 11/1994 – 5/1999: Ông là cán bộ tình báo, Phó Trưởng phòng Cục Tình báo Châu Âu thuộc Tổng cục Tình báo – Bộ Công an, Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an, thuộc Văn phòng Bộ Công an
Từ tháng 8/1996 – 01/1997: Ông Chính được đào tạo nghiệp vụ tại Đại học An ninh (nay là Học viện An ninh) – Bộ Công an.
Từ tháng 9/1999 – 9/2001: Ông đươc đào tạo lý luận chính trị cao cấp tại trường Đảng cao cấp (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Từ 5/1999 – 5/2006: Ông Chính giữ chức vụ phó Cục trưởng, rồi Quyền Cục trưởng, Cục trưởng Cục Tình báo kinh tế – khoa học công nghệ và môi trường, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
Từ 5/2006 – 12/2009: Ông là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách tình báo kinh tế-khoa học, công nghệ và môi trường, thuộc Bộ Công an.
Từ 12/2009 – 8/2010: Phó Tổng cục trưởng phụ trách rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an.
Từ 8/2010 – 8/2011: Ông là Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực hậu cần – kỹ thuật, tài chính, khoa học, công nghệ, môi trường của Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng.
Từ 8/2011 – 02/2015: Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3 – Bộ Quốc phòng.
Từ 2/2015 – 01/2016: Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào BCH Trung ương Đảng và được BCH Trung ương Đảng khóa XII bầu là Ủy viên Bộ Chính trị.
Từ 02/2016 đến 4/2021: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII; phụ trách Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, được bầu tái cử BCH Trung ương Đảng và được BCH Trung ương Đảng bầu tái cử Bộ Chính trị khóa XIII.
Từ 05/4/2021: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Các giải thưởng của ông Phạm Minh Chính
Phạm Minh Chính được trao những giải thưởng, huân huy chương sau:
- Huân chương Lao động hạng Ba.
- Huân chương Quân công hạng Ba.
- Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Huân chương Chiến công hạng Hai.
- Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất.
- Kỷ niệm chương hoạt động Quốc hội (29/3/2021)
>>>Nhiều người đọc: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam – Tiểu sử phó thủ tướng mê đá bóng, thích đi xe máy
III. Dấu ấn nổi bật của ông Phạm Minh Chính
Dù công tác ở đâu thì ông Phạm Minh Chính cũng để lại dấu ấn tốt đẹp, thể hiện sự năng động, dám nghĩ, dám làm để dổi mới và hiệu quả.
Từ khi còn là tướng lĩnh trong ngành Công an, ông Phạm Minh Chính đã có 2 công trình nghiên cứu về kinh tế gồm “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá” xuất bản năm 2009″ và “Bối cảnh tài chính Việt Nam năm 1997-1998 và 2007-2008: Khoảng cách và biến đổi”.
Khi còn làm bí thử tỉnh ủy Quảng Ninh ông để lại nhiều dấu ấn đột phá tư duy mới để phát triển, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước thuê các nhà tư vấn hàng đầu thế giới như McKinsey, BCG (Mỹ); Nikken Sekkei, Nippon Koei (Nhật Bản)… để lập quy hoạch chiến lược, do ông Phạm Minh Chính làm trưởng ban chỉ đạo công tác lập quy hoạch.
Khi ông được điều chuyển vè trung ương ông đã có những phát biểu nhấn mạnh:
“nếu cán bộ hư hỏng, xấu hết cả thì chúng ta không có được đất nước như hiện nay và ngược lại. Nhưng nếu đội ngũ cán bộ này tốt hơn thì đất nước còn tốt hơn nữa”. Cơ chế kiểm soát quyền lực và tình trạng chạy chức, chạy quyền vẫn là điều trăn trở, băn khoăn, lo lắng của cấp ủy Đảng, và nếu không có cuộc cách mạng đổi mới chính mình thì không thể xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Ông luôn có quan điểm chống việc chạy chức chạy quyền trong hệ thống của Đảng, nhà nước.
Xuất phát từ yêu cầu đó, Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành tháng 5/2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đã ra đời. Nghị quyết đặt mục tiêu đầu tiên là thể chế hóa, cụ thể hoá các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ.
Bên cạnh đó ông còn có công trong việc giúp trung ương tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả.
Ông Phạm Minh Chính một chính trị gia trải qua quá trình công tác nhiều lĩnh vực khác nhau, ông đã có nhiều đóng góp to lớn trong phát triển của các bộ, ban ngành nơi ông công tác. Người Nổi Tiếng đã cập nhật đẩy đủ thông tin chính xác nhất và mới nhất về tiểu sử ông Phạm Minh Chính, hi vọng đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho bạn đọc.
>>>Xem thêm: Nguyễn Thị Kim Ngân – Tiểu sử nữ chủ tịch quốc hội đầu tiên nước CHXHCN Việt Nam