Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam được Forbes công nhận. Hiện nay ông là chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tập đoàn tư nhân số 1 Việt Nam. Người Nổi Tiếng cập nhật thông tin tiểu sử ông Phạm Nhật Vượng gửi tới bạn đọc.
I. Tiểu sử lý lịch ông Phạm Nhật Vượng
1. Phạm Nhật Vượng là ai?
Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam được tạp chi Forbes công nhận. Hiện nay ông là chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, tập đoàn tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam, là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2010.
2. Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm bao nhiêu?
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968, tuổi Mậu Thân, ông sinh ra tại Hà Nội
3. Phạm Nhật Vượng quê ở đâu?
Ông Phạm Nhật Vượng quê gốc ở tỉnh Hà Tĩnh, cụ thể là ở làng Phù Lưu, nay là xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhưng ông được sinh ra tại Hà Nội. Do bố ông tập kết ra bắc, sau đó cưới vợ người Hải Phòng và định cư ở Hà Nội.
4. Bố mẹ ông Phạm Nhật Vượng là ai?
Ông bà nội của ông Vượng là Phạm Nhật Phước và Nguyễn Thị Biện quê gốc ở làng Phù Lưu (nay là xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sinh được hai người con. Người chị tên Phạm Thị Lộc, người em trai tên Phạm Nhật Quang (sinh năm 1926).
Cha ông Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Quang, ông là một quân nhân phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam, còn mẹ ông bán trà rong trên phố, là người gốc làng Hạ Trang, Bát Trang, An Lão, Hải Phòng.
Ngày ấy Phạm Nhật Quang tập kết ra Bắc, sau đó lấy vợ người Hải Phòng, định cư tại Hà Nội và sinh ra được 3 người con lần lượt là: Phạm Nhật Vượng (1968), chị gái là Phạm Lan Anh (1969) và em trai Phạm Nhật Vũ (1972).
Em trai là Phạm Nhật Vũ, chủ tịch An Viên Group. Trưa 13/4/2019, Phạm Nhật Vũ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Em gái là bà Phạm Lan Anh, từng theo học tại trường cấp 3 Kim Liên, tại đây bà đạt được nhiều thành tích xuất sắc, tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế. Bà Phạm Lan Anh là một người khá kín tiếng với giới truyền thông, tuy nhiên bà là thành viên HĐQT tập đoàn Vingroup. Ngoài ra bà còn là tổng giám đốc nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, công nghệ và dịch vụ.
Vợ ông Phạm Nhât Vượng là bà Phạm Thu Hương, người bạn cùng đại học với ông. Hiện nay bà Phạm Thu Hương cũng là thành viên chủ chốt trong tập đoàn Vingroup.
Phạm Nhật Vượng có 3 người con là Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh.
5. Tài sản ông Phạm Nhật Vượng bao nhiêu? Đứng thứ mấy thế giới?
Theo thống kê của Forbes trong danh sách tỷ phú thế giới lần đầu tiên vào năm 2013 ông Phạm Nhật Vượng ở vị trí 974 thế giới với tài sản 1,5 tỷ USD, năm 2016 là 2,1 tỷ USD.
Theo Forbes vào cuối tháng 7 năm 2019, tài sản của ông có giá trị 8,3 tỷ USD, đứng thứ 239 trong số các tỷ phú giàu nhất thế giới và đứng thứ 198 tính theo thời gian thực. Năm 2020, ông là người giàu nhất Việt Nam và giàu thứ 286 trên thế giới với 5.6 tỷ USD
Năm 2022, Ông Phạm Nhật Vượng được Forbes thống kê là người giàu thứ 262 trong danh sách tỷ phú USD của thế giới. Giá trị tài sản ròng của tỷ phú của ông hiện đạt 9 tỷ USD.
6. Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup từng học ngành gì?
Ông Phạm Nhật Vượng học cấp 3 ở trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội và tốt nghiệp cấp 3 năm 1985. Năm 1987, ông thi đỗ Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội và theo học tại đây. Tại đây, nhờ học giỏi nền ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga, chuyên ngành ngành kinh tế địa chất.
7. Vợ ông Phạm Nhật Vượng
Vợ ông Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương, sinh năm 1969 quê Hà Nội. Bà Phạm Thu Hương hiện nay giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Bà cũng là nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán việt khi nắm hơn 170 triệu cổ phiếu VIC.
Vợ ông Phạm Nhật Vượng từng học tập tại Liên Xô, cùng ông Vượng xây dựng cơ nghiệp tại nước ngoài, sau khi thành công bà và ông Vượng quay trở về Việt Nam xây dựng phát triển Vingroup.
>>>Nhiều người đọc: Tiểu sử ông Đoàn Nguyên Đức – Không học đại học, xây dựng tập đoàn nghìn tỷ
II. Tiểu sử sự nghiệp tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
1. Hành trình khởi nghiệp của Chủ tịch Vingroup
Sau khi tốt nghiệp ông cùng vợ là bà Phạm Thu Hương quyết định ở lại mà không về quê do thời điểm này Liên Xô vừa tan rã, Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới. Khi đó hai vợ chồng ông quyết định không về nước mà chuyển tới sống ở Kharkov, UKraina.
Theo lời ông Vượng thì sau khi đến Ukraina vợ chồng ông vay mượn tiền từ bạn bè và người thân được 10,000 USD, ông và bà Hương mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long, ở Kiev, Ukraina.
Ngày 8/8/1993 ông bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền mang thương hiệu “Mivina”. Với nguồn nhiên liệu được nhập từ Việt Nam, mỳ Mivina được người bản địa đón nhận và ủng hộ.
Năm 1995, thương hiệu mỳ “Mivina” phủ song khắp thị trường Ukraina. Sản lượng mỳ “Mivina” là 1 triệu gói trong năm 1996. Công việc kinh doanh của vợ chồng ông rất thuận lợi.
Đến năm 2004, thương hiệu mỳ ăn liền hiệu “Mivina” của ông Vượng đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói.
Năm 2010, Công ty trách nhiệm hữu hạn Technocom của ông Vượng được công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ đã mua lại công ty sản xuất đồ ăn nhanh Mivina với giá 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.
Sau khi bán các công ty tại Ukraina ông chuyển hẳng về đầu tư trong nước, bắt đầu là mảng du lịch và bất động sản.
2. Sự nghiệp ông Phạm Nhật Vượng sau khi về đầu tư tại Việt Nam
Sau khi bán các công ty ở nước ngoài, Ông Phạm Nhật Vượng chuyển trụ sở Technocom từ Ukraina về Việt Nam. Đổi tên thành Tập đoàn Vingroup năm 2009.
Tại quê nhà ông thực hiện 2 kế hoạch đều tư là du lịch nghỉ dưỡng mang thương hiệu Vinpearl và bất động sản Vincom. Ông thành công và nổi tiếng với hàng loạt các dự án như Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center HCM, Vinpearl Nha Trang…
Tuy nhiên sau đó vị chủ tịch Tập đoàn Vingroup quyết định bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam BIDV. Tháp B Vincom bán lại cho ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam năm 2011 và chuyển về trụ sở về ở Vinhome Rverside Long Biên.
Ông đầu tư một trung tâm thương mại ở quê hương Hà Tĩnh, là quê nội của ông. Ngày 12 tháng 7 năm 2017, Vincom Plaza Hà Tĩnh chính thức được khai trương.
3. Vươn tầm sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt
Với tham vọng lớn, đẩy cao niềm tự hào tự tôn dân tộc, Phạm Nhật Vượng quyết định đầu tư sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt lấy tên là VinFast.
Ngày 2 tháng 9 năm 2017, dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại khu kinh tế Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng đã được Vingroup khởi công xây dựng.
Tháng 10/2018, Vingroup ra mắt dòng xe hơi mang thương hiệu Vinfast.
Bên cạnh đó cũng trong năm 2018 Vingroup cho ra mắt công ty sản xuất điện thoại thông minh thương hiệu V-Smart.
Ngoài ra Vingroup còn kinh doanh ở nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, công nghệ cao, bán lẻ…
Có thể nói tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng kinh doanh đa nghành đa nghề. Mang lại sự phát triển cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân.
III. Thành tựu, đóng góp của ông Phạm Nhật Vượng
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD đầu tiên Việt Nam được Forbes thống kê trong top 300 người giàu nhất thế giới. Là người góp công trực tiếp vào việc thay đổi diện mạo đất nước bằng những tổ hợp bất động sản, du lịch và dịch vụ cao.
Ngoài ra ông còn tài trợ lớn cho các chương trình quốc gia, từ thiện, đóng góp và sự phát triển của đất nước.
IV. Thực hư thông tin ông Phạm Nhật Vượng bị bắt
Vào những ngày tháng 4/2022 đến tháng 7/2022, nhiều thông tin cho rằng cơ quan chức năng sẽ khởi tố và xử lý nhiều cá nhân, doanh nghiệp có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản tương tự như FLC, Tân Hoàng Minh, Việt Á…
Lợi dụng những thông tin đó, nhiều cá nhân đã tung tin thất thiệt rằng ông Phạm Nhật Vượng bị cơ quan chức năng điều tra, cấm xuất cảnh đối với Chủ tịch Vingroup, hay là tin ông Vượng bị bắt.
Với những thông tin thất thiệt như vậy, cơ quan Bộ Công an đã vào cuộc, điều tra những người có liên quan tùng tin đồn thất thiệt này làm ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp, cá nhân, tác động xấu đến thị trường chứng khoán.
Qua quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xử lý đối với 9 cá nhân đã đưa tin thất thiệt, không đúng sự thật về ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup, tung tin đồn về việc ông Vượng bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh.
Bộ Công an khẳng định: “Những thông tin trên là không đúng sự thật, là tin đồn thất thiệt, không chính xác”. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo pháp luật.
Ông Phạm Nhật Vượng là nhân vật truyền cảm hứng cho các thanh niên, doanh nhân, công ty trong và ngoài nước. Hy vọng cá nhân ông Vượng và tập đoàn Vingroup ngày càng vững ạnh để đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Đưa Việt Nam vươn tầm Châu Á. Với những thông tin tiểu sử về Chủ tịch Vingroup được người nổi tiếng cập nhật đầy đủ, chính xác và mới nhất về tiểu sử Phạm Nhật Vượng, hy vọng đã cung cấp được nhiều kiến thức cho bạn đọc.
Hãy theo dõi Người Nổi Tiếng để cập nhật những thông tin tiểu sử người nổi tiếng Việt Nam và thế giới!
>>>Xem thêm: Top 5 doanh nhân nổi tiếng Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới